Thức uống vỉa hè pha từ.


Thức uống vỉa hè pha từ... hóa chất "Made in China"

Bác sĩ Trần Văn Ký, Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam khẳng định, hiện chất lượng nước mát (sâm lạnh, rau má, nước ép…) ngoài thị trường hiện không ai kiểm soát, người tiêu dùng khó lòng biết được mình đang uống thứ gì.
Nắng nóng, trên nhiều con đường đông người qua lại như: Đinh Tiên Hoàng, Võ Thị Sáu, Hàm Nghi (Q.1), Nguyễn Thiện Thuật, Trần Quốc Thảo, Lê Văn Sỹ, Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm (Q.5), Trường Chinh (Q.Tân Bình)... mọc thêm nhiều hàng nước giải khát bán đủ các loại từ nước sâm, nước đắng, rau má, bí đao, trà sữa tươi, nước ép, trà chanh...
Thức uống vỉa hè pha từ... hóa chất `Made in China`
Người tiêu dùng khó lòng biết được mình đang uống thứ gì?
Bà Hồng, chủ một xe nước “di động” trên đường Huỳnh Tấn Phát giao với Bùi Văn Ba quận 7 cho biết, trung bình mỗi ngày bán hàng trăm ly đủ loại. Tùy theo ly nhựa, bịch nylon cho khách uống tại chỗ hay mang đi mà có giá từ 5.000 - 7.000 đồng/ly. Nếu đóng chai sẵn bán với giá 7.000 - 8.000 đồng/chai tùy loại.
Chị Mỹ Lệ, bán xe sâm trên đường Hoàng Diệu (Q.4) cho hay, với giá đường phèn 25.000 đồng/kg, rong biển khô 40.000 - 50.000 đồng/kg, bông cúc khô 70.000 đồng/kg… để có lãi, buộc người bán phải pha thật loãng và dùng thêm “cốt” (hương liệu bán ở chợ Kim Biên, (Q.5) mới lãi nhiều.
Để pha được thùng nước mát (sâm bí đao, rong biển…) không phải đơn giản. Nào là chọn nguyên liệu, cách nấu các chất làm mát, pha đường, nước phù hợp với tỷ lệ... Thế nhưng hiện nay không ít người bán nước mát lại có cách riêng, chọn hóa chất để pha thành nước sâm đủ loại.
Thức uống vỉa hè pha từ... hóa chất `Made in China`
Trời nóng những xe nước "di động" nhiều như "nấm mọc sau mưa"
Đến chợ Kim Biên hỏi mua chất tạo mùi, PV Infonet được người bán chào giá: hương liệu nước sâm bí đao, trà xanh, rong biển, nước cam… giá từ 25.000 - 35.000 đồng/100g. Để có 10 lít nước sâm bí, nước mát hay rong biển… chỉ cần cho 30g hương liệu và tí đường vào là có mùi y hệt như nước nấu từ nguyên liệu thật.
So với nước nấu từ nguyên liệu thật 100%, về hình thức giống hệt nhau. Song nhìn kỹ mới thấy nước mát pha từ hóa chất trong hơn, nếm thì có hương sốc, vị gắt của đường hóa học. Trong khi nước nấu từ các nguyên liệu thiên nhiên như bí đao, nhãn nhục, thục địa, la hán quả… có vị ngọt đường phèn dịu nhẹ
Ngoài nước mát, các loại thức uống “ép từ trái cây” như: nước cam, me, dừa, hồng trà, lục trà… bán với giá chỉ có 5.000 - 6.000 đồng/ly. Loại này cũng pha từ bột hóa chất “Made in China” bán đầy ở chợ Bình Tây, (Q.6). Chẳng hạn, hạt trân châu từ 15.000 - 18.000 đồng/kg, hồng trà, lục trà khoảng 12.000 đồng/bịch 10 gói. Các loại bột cam, chanh, tắc, dâu, đào, ca cao, bưởi... Giá bán từ 4.000 - 5.000 đồng/gói, pha được hàng chục ly.
Để “lấy lòng tin” người tiêu dùng, nhiều nơi bày ra hàng thật thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, có nhiều điểm chỉ ép trái cây tượng trưng, thực chất là pha từ các loại bột trên.
Thức uống vỉa hè pha từ... hóa chất `Made in China`
Rau má xay sẵn không đảm bảo nguyên chất
Với rau má xay sẵn đóng chai, nhiều “lò” sản xuất không ngại độn thêm lá chuối sứ tươi. Cứ 5 kg lá chuối, trộn với 20 kg rau má và 70 lít nước lã đem xay, sẽ cho ra gần 100 lít rau má “đậm đặc, thơm ngon”. Chiêu này đã được dùng lâu nay, song do chưa có ai bị ngộ độc và cơ quan chức năng chưa bắt quả tang nên hiện chúng vẫn tồn tại.
Ông Ký cho biết, người tiêu dùng tìm mua nước mát không chỉ nhằm giải khát, mà còn vì mục đích giải nhiệt và tin vào những tác dụng mát gan, thải độc của các vị thảo dược. Tuy nhiên các loại thức uống trên thuộc dạng thức uống đường phố nên rất khó kiểm soát, giám sát. Điều này cho thấy rất nguy hiểm, bởi phần lớn chỉ toàn là hóa chất độc hại, được khuấy lên bán cho mọi người.
Do thức uống ít khi bộc phát ngay, nên ít người quan tâm. Song, nếu uống những thực phẩm này lâu dài sẽ bị ngộ độc hóa chất mãn tính, sinh ra các bệnh hiểm nghèo như: xơ gan, suy nhược thần kinh, rối loạn chuyển hóa…. thậm chí gây ung thư.
TRẦN NHÃ



Tiêu đềSự thật kinh hoàng về nước giải khát ThuộcKhám chữa bệnh, bài thuốc, y học, Y khoa Th.gianMon, 12 Nov 2007 13:42:41 +0000 Tác giảadmin Địa chỉhttp://www.khamchuabenh.com/read.php?1383 Nội dung Các loại nước uống như nước sâm, nước hoa quả, nước yến luôn hút khách nhưng thực chất chúng được pha chế từ các hoá chất không rõ nguồn gốc với giá cả cực bèo … đang được các quán vỉa hè trong TPHCM tận dụng tối đa để thu lời. Nước sâm chế biến từ... hoá chất Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, có thể pha được cả chục thùng nước sâm. Một vốn không chỉ bốn lời mà lãi gấp cả chục lần. Với cái nắng khô người như hiện nay, người đi đường nào cũng muốn "làm" một ly nước sâm bên đường, nó không chỉ đã khát mà còn có tác dụng làm mát cơ thể. Thế nhưng nhiều người vẫn không hề biết là mình đang uống thứ thuốc "độc". Nào là sâm bổ lượng, sâm bí đao, bông cúc, chanh dây, tắc, cốt dâu tằm, cốt nho... Pha được thùng nước sâm để bán không phải là chuyện đơn giản. Nào là chọn nguyên liệu, cách nấu các chất làm mát như thế nào, rồi pha với đường tỷ lệ ra sao và nước pha loại nào cho phù hợp. Thế nhưng hiện nay không ít người bán nước sâm lại có cách riêng, chọn hoá chất để pha thành nước sâm đủ loại. Trong vai người đang cần xin việc làm, chúng tôi lân la trên đường Ba Tháng Hai, quận 10. Với cái nắng chói chang, chúng tôi quyết định uống nước sâm bên đường. Bà Nga, chủ xe nước sâm sau khi biết chúng tôi từ miền Trung đến tìm việc làm đã nhiều ngày vẫn chưa có ai rước! Bà Nga hướng dẫn: "Sắm cái thùng nước sâm như tui đây mà bán, mỗi ngày kiếm cả trăm ngàn đồng là chuyện bình thường, còn nắng như dzầy bỏ túi hai, ba trăm dễ òm!". Chúng tôi than không biết nấu, cũng như không có vốn liếng gì cả. Bà phá lên cười và nhiệt tình hướng dẫn tỉ mỉ, nào là sắm cái thùng nhựa cũ hoặc thùng mốp cũng được, khoảng trăm ngàn. Còn làm nước sâm không có khổ cực gì, dễ hơn pha trà và giới thiệu ra sạp T. ở chợ Kim Biên, mối quen. Tại chợ Kim Biên không chỉ có sạp T. bán các món trên mà hầu như sạp nào cũng có. Nào là chất tạo mùi chanh dây, tắc, dâu tây, nho, dâu tằm, với giá 20.000 đồng/100gr, riêng loại sâm bí đao 25.000 đồng/100gr. Bà Hồng một chủ sạp hoá chất còn hướng dẫn để có màu giống nước sâm thì lấy màu nâu, còn màu đỏ, tím làm nước dâu và nho còn màu vàng làm nước cam, chanh dây, đồng giá là 10.000 đồng/100gr. Còn về pha chế thì tuỳ, muốn lời nhiều thì pha loãng khoảng chục thùng với ba món hương, màu và chất tạo ngọt (đường hoá học), khoảng 30.000 đồng. Bà chủ còn tư vấn thêm, không nên xài một loại chất tạo ngọt mà phải nấu nước đường pha vào cho có mùi vị tự nhiên. Nước ép trái cây từ... bột! Các loại thức uống vỉa hè bán với giá chỉ có một, hai ngàn đồng/ly nào là cam, me, dừa, hồng trà, lục trà. Sở dĩ nó có giá rẻ 'bèo" là do các thứ nguyên liệu pha nước giải khát này bán đầy ở chợ Bình Tây với giá bán chỉ có vài ngàn đồng/kg (me, dâu, cam, xí muội, dừa xay...). Chẳng hạn, hạt trân châu từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, hồng trà, lục trà khoảng 8.000 đồng/bịch 10 gói (1 gói có thể pha trên chục ly). Tại chợ này còn bán nguyên liệu có hương, vị trái cây các loại dưới dạng bột. Với đủ loại từ bột cam, chanh, tắc, dâu, đào, ca cao, bưởi... Giá bán từ 3.000 - 4.000 đồng/gói (mỗi gói pha được hàng chục ly). Gần đây có nhiều người bày ra lề đường mặt hàng nước ép trái cây như cam, bưởi thu hút khá nhiều khách. Tuy nhiên, có nhiều điểm chỉ ép trái cây tượng trưng còn thực chất là pha từ loại bột trên. Các chất dùng để pha nước giải khát bày bán ở chợ hầu hết đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, không địa chỉ, tên cơ sở sản xuất. Có bao nhiêu phần trăm yến? Nhu cầu sử dụng các loại nước yến đóng lon hiện nay khá cao, trong đó rất nhiều người bệnh, thể trạng yếu rất thích mua dùng. Nguyên nhân là do nhiều người vẫn nghĩ rằng yến sào là một trong những loại rất bổ dưỡng, thì chắc nước yến đóng lon cũng sẽ có tác dụng bồi bổ rất cao. Sự thật như thế nào? Hiện nay có hàng chục đơn vị trong nước đang sản xuất mặt hàng này, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất cũng tham gia, cùng nhau khai thác thương hiệu chung: "nước yến ngân nhĩ". Mẫu mã, màu sắc lon nước cũng na ná như nhau. Do có nhiều cơ sở sản xuất, nên giá bán ngày càng cạnh tranh hiện chỉ còn bằng giá một số loại nước ngọt khác (từ 4.000 - 6.500 đồng/lon). Giới sản xuất chế biến đồ uống cho biết, quy trình sản xuất nước yến cũng giống như sản phẩm nước ngọt, chỉ có khác một số thành phần nguyên liệu. Thậm chí không cần phải đầu tư dây chuyền máy móc gì hiện đại mà chỉ cần vài cái thau chậu dùng để pha chế rồi đóng lon theo dạng thủ công là xong. Do giá yến sào trên thị trường hiện nay không dưới 45 triệu đồng/kg nên ngay cả những đơn vị làm ăn đàng hoàng thì việc đưa nguyên liệu yến sào vào sản phẩm cũng chỉ với tỷ lệ không đáng kể. Chẳng hạn sản xuất 2.000 lon nước yến ngân nhĩ thì thành phần yến sào chỉ có từ 50 - 100gr. Với tỷ lệ khiêm tốn như trên nhưng tính ra chi phí cũng đã lên tới từ 1.500 - 2.000 đồng cho một lon sản phẩm. Chất lợn cợn, dai dai giống như tổ chim yến, vốn là nguyên liệu chính, thực ra chỉ là một là nấm tuyết, một loại nấm thường được các bà nội trợ mua với giá vài ngàn đồng/bó để chế thành các món xào, gỏi hoặc nấu canh. Ngoài ra, trong thành phần nước yến đóng lon còn có độ sền sệt mà nhà sản xuất cố ý tạo ra là do sử dụng chất tạo nhớt, tạo đặc công nghiệp mà có. Một số cơ sở còn sử dụng nguyên liệu thạch trắng, rau câu (agar) để tạo độ nhớt hoặc tạo thành hạt có độ dai. Nhà sản xuất còn sử dụng chất ổn định để các thành phần trong sản phẩm không bị lắng xuống. Nguồn tin từ Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, vừa qua đơn vị này đã kiểm tra một số cơ sở nhỏ sản xuất nước giải khát có sản xuất mặt hàng nước yến đóng lon đã phát hiện một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có sử dụng đường hoá học, phẩm màu. Riêng mặt hàng nước yến thì cơ sở khai nhận là không có thành phần yến sào bên trong sản phẩm. Rất tiếc đến nay các đơn vị chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm như Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hay Viện Vệ sinh y tế công cộng đều chưa có đợt kiểm tra chất lượng chi tiết nào liên quan đến loại sản phẩm này. Viện Vệ sinh y tế công cộng cho biết việc kiểm tra sản phẩm nước yến đóng lon phải biết được cấu trúc của yến sào như thế nào mới lấy mẫu phân tích được cho nên viện cũng chưa "đụng" đến mặt hàng này. � Theo Sài Gòn tiếp thị Generated by Bo-blog 2.0.2 sp2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét